Những bài tập chữa bệnh rối loạn tiền đình cực kỳ Hiệu Quả


Ngày nay, rối loạn tiền đình là căn bệnh rất phổ biến. Tuy nó không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Vậy rối loạn tiền đình là gì? Làm sao để thoát khỏi những điều khó chịu mà nó gây ra? Bạn hãy tham khảo Các bài tập chữa rối loạn tiền đình sau đây nhé.

1. Rối loạn tiền đình là gì và các triệu chứng gặp phải

Rối loạn tiền đình là gì?

Phía sau ốc tai có một bộ phận, nhờ có nó cơ thể có thể duy trì được sự cân bằng được trong các hoạt động như: đi, đứng, nằm, xoay người hoặc cúi xuống,… Tùy theo mỗi hoạt động, hệ thống tiền đình sẽ chuyển động  nghiêng, lắc theo các cử động này giúp giữ thăng bằng cho cơ thể. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi nhóm thần kinh cao cấp của não.
Rối loạn tiền đình vốn là một hội chứng, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng do hội chứng này mà cơ thể sẽ gặp những bệnh khác. Hiện nay, đối tượng mắc rối loạn tiền đình thường rơi vào nhóm người trưởng thành và đặc biệt là những người lao động trí óc.

Triệu chứng

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Những lúc thay đổi tư thế thường rất khó khăn. Người bệnh có thể bị mất thăng bằng, dễ ngã, đi loạng choạng không vững,…
Khi mắc phải rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, năng suất làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân cũng như của gia đình. Trong vài ngày hoặc thậm chí kéo dài hơn là thời gian hội chứng này diễn biến.
Vì vậy, việc đầu tiên ngay khi có những dấu hiệu của rối loạn tiền đình, hãy đến gặp bác sĩ. Qua đó có thể chẩn đoán một cách chính xác về mức độ bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2. Nguy cơ từ rối loạn tiền đình và cách xử lý tạm thời

Nguy cơ từ rối loạn tiền đình

Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh sẽ gặp phải các nguy cơ sau:
  • Sa sút tinh thần và trí tuệ, không kiểm soát được hành vi của cơ thể khi di chuyển
  • Tăng khác khả năng mắc bệnh trí nhớ như: thiếu máu não, Alzheimer, Parkinson,…
  • Nếu không kịp điều trị, dễ dẫn đến tai biến mạch máu não và đột quỵ
  • Nếu có dấu hiệu như tăng huyết áp, thiếu máu não sẽ có khả năng bị biến chứng như xuất huyết não dẫn đến tử vong

Biện pháp xử lý tạm thời

Người bệnh và người trong gia đình cần nắm được cách xử lý tạm thời nếu bệnh diễn biến bất ngờ
  • Khi thấy có dấu hiệu của rối loạn tiền đình, dừng việc đang làm lại và nằm xuống nghỉ. Hãy nằm trong phòng tối và nhắm mắt, hạn chế tiếng ồn để có thể tạm xua đi triệu chứng bệnh.
  • Nếu đang tự lái phương tiện giao thông, ngay lập tức tạt vào lề đường và dừng lại nghỉ để tránh những sự cố đáng tiếc
  • Với những người làm việc trong môi trường văn phòng, không nên sử dụng máy tính quá lâu. Sau mỗi 2 giờ, hãy đứng lên vận động và đi lại một chút để cơ thể được thư giãn.
  • Người bệnh cần tránh xa các căng thẳng, duy trì lối sống lạc quan. Hãy học cách điều khiển cảm xúc của mình để giữ cho tâm trạng thật ổn định.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập chữa bệnh rối loạn tiền đình

3. Bài tập chữa rối loạn tiền đình và cách phòng bệnh

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân hãy thường xuyên thực hiện các bài tập chữa rối loạn tiền đình để cơ thể khỏe mạnh hơn. Duy trì thói quen tập thể dục sẽ không hề chiếm nhiều thời gian của bạn, không những giúp cho tình trạng bệnh rối loạn tiền đình trở nên tốt hơn mà còn ngăn ngừa được nhiều căn bệnh khác.
Bạn có thể lựa chọn nhiều bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình, từ những cử động đơn giản cho đến những bài tập Yoga.

3 bài tập Yoga chữa rối loạn tiền đình cho bạn:

Tư thế trái núi

các bài tập chữa bệnh rối loạn tiền đình
Tư thế trái núi giúp bạn làm dãn cơ thể

Giữ toàn thân đứng thẳng, hai bàn chân ở tư thế song song, rộng bằng vai để giữ thăng bằng tốt nhất có thể. Hai tay buông dọc theo cơ thể, hít sâu và hóp bụng, đồng thời nâng cao lồng ngực và duỗi các đốt sống. Đồng thời đưa 2 tay vươn qua đầu, chắp hai tay để cánh tay ép sát mang tai.
Giữ nguyên tư thế từ 1 – 3 phút, hít thở nhịp nhàng. Sau đó từ từ thở ra và buông hai tay xuống thả lỏng.

Tư thế gập người về phía trước

các bài tập chữa bệnh rối loạn tiền đình
Hãy học cách điều hòa cơ thể qua các bài tập chữa rối loạn tiền đình

Bạn ngồi thẳng lưng, hai chân vuông góc với cơ thể và khép sát. Hai tay buông theo cơ thể, áp sát lòng bàn tay vào đùi. Hít vào, vươn 2 tay qua đầu và áp sát mang tai. Lòng bàn tay hướng vào nhau, đưa mắt nhìn theo tay.
Thở ra và gập người cúi về phía trước, đặt bàn tay bên cạnh bàn chân. Nếu như bạn không thể chạm tay xuống đất thì hãy ôm lấy cổ chân. Hai chân duỗi thẳng, hít vào cho căng lồng ngực, rồi từ từ thở ra và nâng người lên.
Thả lỏng cơ thể, mở rộng hai bàn chân để giúp phần xương chậu mở rộng theo, khiến cho phần hông được linh hoạt hơn.

Động tác này giúp cung cấp oxy và thúc đẩy trí não hoạt động, giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng trong phần nội tạng và các cơ và điều hòa nguồn năng lượng của cơ thể. Nhờ đó, máu cung cấp tới não nhiều hơn, cơ thể linh hoạt và gương mặt hồng hào hơn. Đây là bài tập chữa rối loạn tiền đình vô cùng hiệu quả.

Tư thế con cá

các bài tập chữa bệnh rối loạn tiền đình
Dẻo dai hơn với các động tác khó
Để cơ thể nằm ngửa, hai chân khép sát vào nhau và duỗi thẳng. Hai tay xuôi theo thân, úp lòng bàn tay xuống sàn. Tì khuỷu tay xuống sàn làm  điểm tựa, ưỡn ngực, nâng vai, chống đỉnh đầu của bạn xuống sàn và thả lỏng cổ.
Giữ nguyên tư thế với lồng ngực được ưỡn cong hết mức. Hít vào rồi từ từ nâng đầu và vai lên khỏi sàn, sau đó thở ra và thư giãn.
Các bài tập điều trị rối loạn tiền đình khác
Nếu bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình có phần phức tạp, bạn hãy luyện tập các bài tập chữa rối loạn tiền đình sau đây xem sao.
Các động tác đơn giản như:
  • Lần lượt nghiêng đầu sang bên phải và bên trái hết cỡ
  • Quay đầu vòng tròn với tốc độ chậm. Trong lúc thực hiện, hãy giữ cho cơ thể được thăng bằng.
  • Đứng dạng hai chân rộng bằng vai, cúi người chạm ngón tay vào ngón chân cái. Sau đó vặn người và quay mặt lần lượt cả bên trái và bên phải.
  • Chạy bộ nhẹ nhàng cũng là bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình. Bài tập điều trị rối loạn tiền đình này rất đơn giản, bạn chỉ cần chạy bộ nhẹ nhàng cũng là một cách vận động cơ thể. Mỗi ngày bạn hãy dành 10 – 20 phút để giúp cơ thể dẻo dai, bền bỉ hơn.

Các cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình khác

Ngoài việc làm theo các bài tập chữa rối loạn tiền đình bên trên, bạn hãy thay đổi các thói quen không tốt của mình như:
  • Ngồi làm việc trước máy tính quá lâu
  • Hạn chế rượu bia và các chất kích thích đến mức tối đa
  • Không đột ngột thay đổi tư thế
  • Hạn chế lo âu, căng thẳng
  • Bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể bằng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
  • Nhất định phải uống đủ nước và ngủ đủ giấc
Rối loạn tiền đình tuy gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn, nhưng nếu chăm chỉ thực hành các bài tập chữa rối loạn tiền đình  như trên và duy trì nếp sống lành mạnh thì chắc chắn căn bệnh này sẽ thuyên giảm. Đừng để căn bệnh này làm hỏng những ngày vui của bạn. Hãy kiên trì điều trị để vượt qua nó mỗi ngày.
Nguồn: https://thaoduoclatigg.com/cac-bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mua Nyusankin Chuaburu - Hỗ Trợ Phục Hồi Chức Năng Hệ Tiêu Hoá Ở Đâu Chính Hãng?

Mua Pico Collagen - Viên Uống Hỗ Trợ Đẩy Lùi Lão Hoá & Dưỡng Đẹp Da Ở Đâu Chính Hãng?

[BẬT MÍ] Dạ Dày Mộc Hoa hỗ trợ điều trị đau dạ dày có tốt không?